• Gợi ý từ khóa:
  • Diệt mối, Diệt gián, Diệt chuột...

NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI TỰ DIỆT CÔN TRÙNG TẠI NHÀ

Gia đình bạn đang gặp vấn đề với côn trùng, vậy làm thế nào để bạn có thể giải quyết vấn đề côn trùng một cách hiệu quả? Trước tiên bạn cần trả lời được hai câu hỏi: Loài côn trùng nào đang gây hại cho bạn và những cách để kiểu soát chúng hiệu quả. 
Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm khi tự diệt côn trùng tại nhà để kiểm soát côn trùng hiệu quả và cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn.

 

  Những điều nên làm khi tự diệt côn trùng tại nhà

a) Đầu tiên cần chủ động phòng ngừa côn trùng gây hại

Chủ động phòng ngừa côn trùng giúp bạn kiểm soát tốt hơn tốc độ lây nhiễm, thiệt hại do côn trùng gây ra. Phòng ngừa côn trùng ta cần thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ nguồn thức ăn, nước uống và nơi trú ngụ của côn trùng.
- Bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh đậy kín. Rác thải chứa thức ăn thừa cần được dọn dẹp thường xuyên, hạn chế lưu trữ rác thải qua đêm, thùng rác có nắp đậy kín..
- Sửa chữa đường ống nước bị hư hỏng, rò rỉ, tránh để nước đọng bất cứ đâu trong nhà. Nước đọng là nguyên nhân khiến môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh, tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển. Vệ sinh khay thức ăn của thú nuôi thường xuyên, không để thức ăn thừa qua đêm.
- Sự bừa bộn mang đến cho côn trùng nơi ẩn náu, sinh sôi và cũng chính là lí do khiến bạn khó loại bỏ chúng. Dọn dẹp định kỳ kho chứa đồ, phân loại rác thải, loại bỏ bìa carton, tạp chí, giấy tờ không sử dụng đến.
- Chặn kín đường xâm nhập của côn trùng từ bên ngoài vào nhà. Ví dụ như sửa chữa khe hở, vết nứt trên tường, chân tường, xung quanh đường ống nước. Gia cố lỗ hổng, lỗ thông gió bằng lưới thép.

 

30,484 Messy Kitchen Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Sự bừa bộn, kém vệ sinh là nguyên nhân phát sinh côn trùng


b) Sử dụng thuốc diệt côn trùng đúng cách và an toàn

- Giữ trẻ em và vật nuôi tránh xa khỏi khu vực đang xử lý thuốc diệt côn trùng.
- Sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa côn trùng, bạn có thể sử dụng kết hợp thêm bả (bả gián, bả ruồi, bả kiến...) như một biện pháp hóa học đầu tiên chống lại côn trùng hoặc động vật gặm nhấm. Những loại thuốc này thường hiệu quả và ít nguy cơ gây hại so với thuốc diệt côn trùng dạng phun, miễn là vị trí đặt bả tránh xa thú nuôi và tầm tay trẻ.
- Luôn đọc kỹ và tuân thủ cảnh báo an toàn trên nhãn thuốc diệt côn trùng.
- Khi thuê bất cứ dịch vụ kiểm soát côn trùng bên ngoài nào, bạn nên yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra kỹ hiện trạng, tìm nguồn phát sinh côn trùng trước khi sử dụng thuốc diệt côn trùng.

 

How to read a pesticide label | CropaiaChỉ sử dụng thuốc diệt côn trùng được phép xử lý trong nhà.

 

c) Xử lý thuốc còn thừa và vỏ chai thuốc đúng cách

Đọc thông tin hướng dẫn xử lý vỏ thuốc diệt côn trùng và thùng chứa trên nhãn chai. Tuyệt đối không đổ thuốc thừa xuống ao, hồ, cống rãnh, đốt vỏ chai hoặc sử dụng với mục đích khác.

 

  Những điều không nên làm khi sử dụng thuốc diệt côn trùng tại nhà

a) Không sử dụng thuốc dùng ngoài trời cho khu vực trong nhà

Nhiều hóa chất được sản xuất chỉ được sử dụng ngoài trời, chúng sẽ rất độc hại nếu xử lý trong nhà do thuốc tồn lưu lâu, gây độc trong nhà hơn so với bên ngoài trời.

b) Không được sử dụng quá nồng độ, liều lượng thuốc diệt côn trùng

Đọc kỹ và tuân thủ đúng theo tỷ lệ pha chế trên nhãn chai. Một số người cho rằng việc pha nồng độ thuốc đậm đặc hơn từ 1.5 đến 2 lần so với hướng dẫn của nhà sản xuất có thể hiệu quả thuốc cao hơn, côn trùng chết nhanh và nhiều hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng việc sử dụng quá nhiều lượng thuốc diệt côn trùng dẫn đến hệ lụy xấu, gây ngộ độc cho con người, ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe gia đình.

 

TECA

Đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ nồng độ pha chế trên nhãn chai

 

c) Không sang, chiết thuốc diệt côn trùng sang chai, lọ khác

Bảo quản thuốc côn trùng trong chai, lọ ban đầu của chúng. Chỉ trộn, pha lượng thuốc cần sử dụng đối với thuốc yêu cầu pha loãng với nước.

d) Không sử dụng vỏ chai, lọ thuốc diệt côn trùng cho mục đích khác

Không ít trường hợp trẻ em và thành viên trong gia đình bị ngộ độc do vô tình  ăn, uống phải chai lọ có chứa thuốc diệt côn trùng dùng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống. Cho dù ta có rửa kỹ vỏ chai lọ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn hóa chất trong chai, nó vẫn có thể chứa một ít thuốc còn sót lại và gây hại cho ai đó.

Không sử dụng vỏ chai thuốc cho mục đích khác

>>> Tham khảo sản phẩm diệt muỗi: https://tulamdietcontrung.com.vn/collections/diet-muoi
 

Tự Làm Diệt Côn Trùng
Tự Làm Diệt Côn Trùng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

0335 068 299